Trò chuyện với người giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán

menu

Đóng

Trò chuyện với người giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán

Đang là người giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán, nhưng với những chiến lược mới ông Nguyễn Văn Đạt đang đặt ra mục tiêu leo lên top 3 trong 5 năm tới.


Trò chuyện với người giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán

Đang là người giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán, nhưng với những chiến lược mới ông Nguyễn Văn Đạt đang đặt ra mục tiêu leo lên top 3 trong 5 năm tới.

Mặc dù thị trường bất động động sản trong năm qua rất khó khăn, nhưng theo bầu chọn của các tờ báo và các trang thông tin, số doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm đa số trong top 10 người gìau nhất trên sàn chứng khoán. Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt là một ví dụ. Năm 2011 Công ty này đã phải điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế chỉ còn 8 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo theo thống kê của Vnexpress.net, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phát Đạt vẫn là người giàu thứ 7 trên sàn chứng khoán năm 2011 với tài sản khoảng 1,444 tỉ đồng. NCĐT đã có cuộc trò chuyện với ông Đạt xung quanh danh hiệu này.

Năm nay công ty bất động sản khó khăn nhưng vì sao nhiều doanh nhân, trong đó có ông vẫn là người giàu?

Nhiều doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản vẫn nằm trong top 10 vì họ vẫn còn sở hữu nhiều cổ phiếu. Tại Phát Đạt, ngoài việc mình sở hữu nhiều cổ phiếu, tiềm năng của công ty vẫn lớn nên các nhà đầu tư vẫn đánh gía cổ phiếu mình cao. Năm nay, tình hình bất động sản khó khăn, giá cổ phiếu của Phát Đạt và  nhiều doanh nghiệp khác trong ngành cũng đều giảm.

Cảm nhận của anh khi được bầu chọn là người giàu?

Thật sự với vị trí này nó cũng mang lại cho mình nhiều cảm xúc, tự hào cũng có, áp lực cũng có, lo lắng cũng có. Mình tự hào vì cổ phiếu của mình vẫn được nhà đầu tư tin tưởng. Tự hào vì mình là người dân miền Trung vào đây từ hai bàn tay trắng và là người giàu 2 năm liên tiếp. Kinh doanh không chỉ để giàu mà còn để sướng. Cái sướng đó là được xã hội vinh danh, được mọi người nể trọng. Mình có người con đi học được vinh danh học sinh giỏi cũng đã vui lắm, huống hồ là được xem là người giàu. Tuy nhiên, song song với niềm tự hào là áp lực và lo lắng. Đó là làm sao để duy trì vị trí này, làm sao để Phát Đạt ngày càng phát triển hơn. Theo tôi đây là một sự bầu chọn chính xác. Tất nhiên, đây chỉ là những người giàu nhất trên sàn chứng khoán, không có nghĩa là giàu nhất Việt Nam.

Nhiều người nói rằng giàu cổ phiếu không bằng giàu tiền mặt, ông nghĩ sao?

Tôi nghĩ rằng đây là sự so sánh khập khiễng. Nhiều công ty niêm yết trên thị trường, gía cổ phiếu là dưới gía trị thật của nó. Do đó, nếu một đồng tiền thật và với cổ phiếu gía 1 đồng chưa chắc cái nào hơn cái nào. Cổ phiếu cũng là giá trị tài sản của doanh nghiệp, được thị trường chứng khoán công nhận, mình không thể vẽ nó ra được.

Nhìn lại một năm 2011, đâu là những điều được và chưa được của Phát Đạt?

Trong năm nay, dù khó khăn nhưng mọi việc vẫn trong tầm kiểm soát, Phát Đạt vẫn thực hiện đúng cam kết với khách hàng, với cổ đông, xây dựng đúng tiến độ. 2011 nhiều doanh nghiệp rất khó khăn không có lương trả nhân viên, phải gỉam nhân sự, không có tiền trả cho nhà thầu nhưng Phát Đạt vẫn tồn tại. Tới ngày 30 hàng tháng, nhân viên vẫn nhận được lương. Nhà thầu vẫn nhận được tiền, tiến độ xây dựng vẫn được duy trì. Còn điều chưa được là cũng như nhiều doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, khó bán hàng, lợi nhuận không đạt như mục tiêu ban đầu và đã phải điều chỉnh giảm.

Năm 2011 là tồn tại, vậy mục tiêu 2012 của Phát Đạt sẽ như thế nào?

Năm 2012, Chính phủ vẫn kiềm chế lạm phát, siết chặt tín dụng, lãi suất vẫn còn cao. Giá của các loại vật liệu xây dựng sẽ còn tăng. Lòng tin của nhà đầu tư vẫn chưa quay lai thị trường. Do đó mục tiêu của Phát Đạt vẫn là tồn tại, phát triển vừa phải, tiếp tục chờ cơ hội. Năm nay Phát Đạt đặt ra mục tiêu lợi nhuận khoảng 100 tỉ đồng và nguồn thu này dự kiến sẽ đạt được khi mở bán 89 nền biệt thự ở The EverRich 3 gần sát Phú Mỹ Hưng. Về sản phẩm, Phát Đạt cũng sẽ có những điều chỉnh để phù hợp hơn vối thị trường. Không chỉ có căn hộ cao cấp mà hướng đến tất cả các phân khúc, trung cấp, bình dân, nhà liên kế và biệt thự… Năm 2012, bên cạnh bất động sản, chúng tôi cũng đang tìm tòi, tìm thêm những cơ hội đầu tư mới.

Đầu năm 2010 ông từng nói rằng, mình chỉ làm loại hình cao cấp, nhưng bây giờ lại đa dạng hóa sản phẩm?

Trong mỗi thời điểm người ta có suy nghĩ khác nhau. Thời điểm đó, hướng đi cao cấp là phù hợp, nhưng hiện tại không còn phù hợp thì thay đổi. Mình là doanh nghiệp, thì không thể cứng nhắc. Nếu có lợi cho doanh nghiệp, cho cổ đông thì mình thay đổi.

Hiện nay theo báo cáo tài chính, nợ của Phát đạt khá cao. Trong khi thị trường rất khó khăn, không bán được hàng, Phát Đạt lấy tiền đâu để trả lãi suất hàng tháng?

Năm 2011 không phải là năm thuận lợi cho ngành kinh doanh bất động sản, nhưng với những khoản thu từ việc bán căn hộ ở dự án The EverRich 2 chúng tôi đã cân đối được các khoản chi phí xây dựng, trả lãi vay. Chưa bao giờ Phát Đạt bị lãi quá hạn hoặc chậm thanh toán cho đối tác. Phát Đạt xác định năm 2012 vẫn còn nhiều khó khăn, kế hoạch của chúng tôi là vẫn tiếp tục bán căn hộ ở The EverRich 2 và khu villars ở dự án The EverRich 3, với những khoản thu này chắc chắn Phát Đạt sẽ đủ tiền để tiếp tục triển khai các dự án và giao căn hộ đúng cam kết, đồng thời giải quyết việc trả lãi vay cho ngân hàng.

Nhiều người nói rằng, trước đây doanh nghiệp bất động sản đã lời nhiều thì bây giờ phải chịu lỗ, ông nghĩ sao?

Đây là vấn đề bình thường trong kinh doanh và mình là doanh nghiệp thì phải chấp nhận điều này. Thực sự, hiện nay những doanh nghiệp rất mệt mỏi, nhưng bù lại trong tình hình khó khăn này chúng tôi có được những kinh nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ sau này chưa chắc có được. Mình là doanh nghiệp lời thì mình hưởng, lỗ mình chịu, chứ kêu cũng chẳng ai cho mình.

Vậy Phát Đạt có tính giảm giá bán căn hộ trong thời gian tới không?

Mỗi doanh nghiệp có chiến lược giá khác nhau. Giá bán các dự án của Phát Đạt là hợp lý nhất và chúng tôi không có chính sách giảm giá. Vấn đề là kéo khách hàng, làm sao để khách hàng đến, dễ tiếp cận với dự án của mình hơn.

Phát Đạt vừa bổ sung giấy phép kinh doanh về nông nghiệp trồng rừng, đây là hướng đi mới của Phát Đạt?

Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm, đây là hướng đi mới mà Phát Đạt đang nghiên cứu và sẽ triển khai trong thời gian tới. Qua khủng hoảng, tôi rút ra được một kinh nghiệm là bên cạnh lĩnh vực bất động sản doanh nghiệp cần phải có thêm những lĩnh vực khác để tạo nguồn thu ổn định. Bất động sản vẫn là lĩnh vực cốt lõi của Phát Đạt, nhưng mình cũng cần có những chiến lược để bổ sung nguồn lực cho nó. Phải phát triển những ngành có nguồn thu ổn định để có thể lấy ngắn nuôi dài.

Tại sao không phải một lĩnh vực sản xuất nào đó mà là nông nghiệp?

Để có nguồn thu ổn định, thì chỉ có xây dựng một nhà máy gì đó. Tuy nhiên, từ khi xây dựng đến khi nhà máy đi vào hoạt động ít nhất cũng phải cần 5 năm. Trong khi đó kinh nghiệm từ một số doanh nghiệp đi trước cho thấy, đầu tư vào nông nghiệp có những ưu thế nhất định và tôi cho rằng đây là một hướng đi thích hợp. Nông nghiệp là một lĩnh vực mà nhu cầu không bao giờ thiếu, luôn ổn định trong khi các chính sách của Nhà nước luôn luôn khuyến khích. Có thể là trồng rừng, trồng cao su, lúa gạo, chăn nuôi Kế hoạch của tôi là sẽ phát triển mô hình này ở nước ngoài, chủ yếu là Campuchia, Lào, Myanma vì đây là những đất nước có quỹ đất lớn và rất khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư.

Nhưng Phát Đạt là doanh nghiệp bất động sản, để phát triển nông nghiệp là một lĩnh vực hoàn toàn khác?

Thực tế, trước đây tôi kinh doanh ô tô nhưng lại chuyển sang bất động sản. Mình không biết thì mình thuê chuyên gia, người am hiểu về làm cho mình. Khó khăn vẫn là vốn, nhưng nếu biết phát triển thì vẫn có cách. Có thể phát triển theo hình thức cuốn chiếu. Ngoài ra, nguồn tài nguyên tận thu cũng có thể giúp doanh nghiệp có được một nguồn vốn lớn để phát triển. Đây là cách làm “dùng mỡ nó rán nó” mà một số doanh nghiệp đã làm khá thành công./.

Bài CEO/NGUYỄN HÙNG